Hướng dẫn tăng tín hiệu sóng Wi-fi gia đình
Việc sử dụng thiết bị phát Wifi trong các gia đình giờ đây đã không còn quá xa lạ nữa. Internet phổ biến rộng rãi và nhu cầu kết nối trực tuyến mọi lúc, mọi nơi trên các thiết bị di động khiến cho bộ phát Wifi hiện diện trong mỗi nhà là điều “bình thường như cân đường hộp sữa”.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, chắc chắn sẽ có những lúc cường độ tín hiệu của bộ phát Wifi sẽ không đảm bảo. Gặp tình huống trên, bạn đừng vội đổ tội cho sự yếu kém của thiết bị và bỏ tiền mua mới, sẽ rất tốn kém. Chỉ với một vài điều chú ý và thủ thuật nhỏ dưới đây, bạn sẽ cải thiện được chất lượng sóng Wifi khi vẫn sử dụng bộ phát cũ.
Xác định lại vị trí thích hợp để đặt modem
Nếu bạn đặt chiếc modem của mình ở trong một góc kín thì thông thường bạn sẽ nhận được một sóng tín hiệu yếu ớt, chập chờn đến khó chịu. Nơi lý tưởng cho chiếc modem của bạn là những ở vị trí mở, thoáng đãng (tốt nhất là ở trung tâm nhà, nếu bạn là người làm việc thường xuyên quanh nhà chứ không chỉ quanh quẩn quanh một căn phòng).
Một lưu ý khác là để sóng wifi không bị cản trở, bạn cần đặt modem cách xa lò vi sóng, điện thoại không dây…tóm lại là cần tránh xa các thiết bị kim loại hoặc điện tử. Càng ít vật cản trở trên đường tín hiệu, máy tính của bạn sẽ nhận được sóng dễ dàng hơn.
Luôn đặt ăng ten của router hướng thẳng lên. Đôi khi, có thể do vô ý va chạm khiến ăng ten của router bị lệch khỏi vị trí thẳng đứng và nhiều người cho rằng việc này là không quan trọng. Tuy nhiên, việc đặt ở vị trí thẳng đứng luôn lý tưởng hơn rất nhiều, giúp tăng cường tín hiệu và phạm vi phủ sóng.
Luôn đặt router ở vị trí cao. Có thể là trên bàn làm việc, treo trên tường, không nên đặt router dưới mặt đất vì sẽ làm hạn chế tín hiệu Wi-Fi.
Thay đổi kênh tín hiệu Wifi
Để thay đổi kênh, bạn cần tới một công cụ, tiêu biểu nhất là NetStumbler để thay đổi kênh cho Modem. Sau khi cài đặt và khởi động, chương trình sẽ đưa ra cho bạn các lựa chọn mà Modem cung cấp.
Tất cả các router không dây hoạt động trong phạm vi giới hạn của chuẩn 802.11 và phát ở bước sóng 2.4GHz (chuẩn 802.11n mới có thể hoạt động tốt trên băng tần 5GHz). Vấn đề là rất nhiều thiết bị như tai nghe Bluetooth, điện thoại không dây, thiết bị giám sát trẻ em, lò vi sóng, và các mạng Wi-Fi khác hoạt động ở băng tần 2,4 GHz. Tất cả các thiết bị như vậy sẽ làm giảm băng thông của mạng không dây.
Thông thường, các modem Wifi truyền tín hiệu trên dải tần số 2,4 GHz. Tuy nhiên, có nhiều đồ vật trong nhà cũng sử dụng chung hoặc tần số gần với mức này, ví dụ như điện thoại không dây. Điều này khiến kênh truyền bị quá tải, làm chậm đường truyền của bạn.
Trang bị thêm thiết bị lặp lại tín hiệu
Dù có được trang bị ăng-ten có khả năng phát sóng tốt nhất đi nữa thì một router duy nhất cũng không đủ mạnh để phát sóng toàn bộ ngôi nhà nhiều tầng. Trong trường hợp đó, bạn sẽ cần phải sử dụng một router thứ hai như là một điểm truy cập để mở rộng phạm vi của mạng.
Nếu bạn có một bộ định tuyến dự phòng thì chỉ cần vài bước cài đặt đơn giản như: Cắm router thứ hai vào cổng LAN của router chính và chạy tiện ích thiết lập của nó (thiết lập địa chỉ netmask, gateway, và SSID của router thứ 2 giống với router chính) và tắt DHCP ở router thứ 2. Kết quả nhận được là tại các điểm truy cập ở xa router chính nhưng bạn vẫn có thể nhận được tốt tín hiệu (dù trước đó tín hiệu Wifi rất yếu).
Thay ăng-ten của modem
Hầu hết các modem wifi đều có một ăng-ten toàn hướng, với một chu vi phát sóng nhất định. Thông thường, đặt modem ở giữa căn phòng sẽ giúp cho việc phát tín hiệu tới mọi góc trong căn phòng.
Tuy nhiên, vì những điều kiện nhất định mà bạn phải đặt chúng vào góc, khi đó, nhiều tín hiệu sẽ đi qua tường hoặc ra bên ngoài khoảng không.
Đó là lí do mà bạn có thể gỡ bỏ ăng-ten hiện tại và thay thế bằng loại ăng-ten HGA đẳng hướng. Loại ăng ten này tập trung năng lượng và truyền thẳng tới một ví trí nhất định. Cơ chế hoạt động loại ăng-ten thích hợp với các nhiệm vụ không gian. Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra xem modem có hỗ trợ cổng cắm có thể tháo rời được hay không.
Sử dụng vỏ lon bia tập trung tín hiệu
Chắc chắn một điều, bạn không thể tăng công suất nguồn phát cũng như cường độ tín hiệu trên hầu hết các thiết bị định tuyến không dây. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng những cách khác để sử dụng thiết bị này hiệu quả hơn. Một số bề mặt kim loại phản xạ lại tín hiệu Wi-Fi, làm gián đoạn đường truyền của mạng không dây khi thiết bị sử dụng một ăng-ten đẳng hướng. Bạn có thể tận dụng đặc tính đó để tập trung tín hiệu từ ăng-ten đẳng hướng nhằm mục đích hướng tín hiệu về phía máy tính hay bàn làm việc của mình. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải hy sinh vùng phủ sóng ở phía kia, nhưng bù lại chúng ta có thể tăng cường tín hiệu Wi-Fi lên.
Cách làm khá đơn giản, bạn dùng kéo để cắt vỏ lon bia sao cho trông giống như một đĩa radar. Lật úp miệng vỏ bia vừa cắt qua cái ăng-ten của router và cố định nó lại bằng một chút băng dính, nhớ xoay hướng của parabol về phía cần phát đi xa nhất là được.
Cập nhật ngay Firmware cho thiết bị Wifi
Cách dễ nhất để cải thiện hiệu suất của router bằng cách đảm bảo firmware và driver của nó luôn được cập nhật. Bạn nên thường xuyên kiểm tra trang web của nhà sản xuất để tải về các bản cập nhật nhằm đảm bảo cho router luôn trong điều kiện vận hành tốt nhất.
Nguồn tin: Sưu tầm
VinaPhone hỗ trợ khách hàng nâng cấp điện thoại 4G...
06:03 23/07/2024 37 lượt xem
-
Thông báo ngừng kết nối dịch vụ với máy 2G không...
11:04 - 25/02/2024 204 lượt xem
-
Chuyển đổi máy 2G, nhận ngay 30GB từ VinaPhone
04:40 - 15/02/2024 100 lượt xem
- Đang truy cập2
- Hôm nay190
- Tháng hiện tại1,476
- Tổng lượt truy cập1,682,269
Ý kiến bạn đọc